5 loại Vitamin mẹ bầu không thể thiếu

của Vân Anh

Trong suốt quá trình mang thai, bé sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung các nhóm vitamin quan trọng sau đây để giúp bé phát triển toàn diện.

Vitamin nào mẹ bầu không thể thiếu?

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU

Vitamin B9

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 cần được bổ sung sớm ngay khi phát hiện có thai cũng như trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), phụ nữ mang thai cần lượng 0.4mg axit folic mỗi ngày, so với 0.3 mg trong dân số nói chung. Vì vitamin B9 đóng vai trò then chốt giúp hệ thần kinh phát triển và sản xuất huyết cầu. Nếu không bổ sung đủ, mẹ bầu dễ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Ngày nay, bác sĩ thường sẽ khuyến nghị bổ sung axit folic mỗi ngày khi phụ nữ có ý định mang thai (thường là trong khoảng thời gian 4 tuần trước khi thụ thai) cũng như trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nên, bạn nên có buổi kiểm tra khi có ý định có con. Nhưng không phải ai cũng có thể “đoán” trước được việc này. Đừng quá lo lắng nếu bạn không hề bổ sung axit folic trước hoặc ngay khi bắt đầu mang thai. Vì một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng sẽ giúp bạn đáp ứng tất cả hoặc một phần các nhu cầu cần thiết cho bản thân. Nestlé Mom And me mách bạn các thực phẩm sau rất giàu vitamin B9:

  • Các loại rau xanh (rau bina, bắp cải, tỏi tây, rau diếp, đậu xanh và đậu Hà Lan), loại rau khác như củ cải đường và cà rốt.
  • Lòng đỏ trứng, trứng
  • Thịt gia cầm, gan
  • Cây họ đậu (đậu lăng, đậu xanh, ngô,…)
  • Các loại trái cây (cam, trái cây có màu đỏ,…)
  • Các loại phô mai như Brie, Camembert, phô mai xanh,… đã qua tiệt trùng.
  • Thịt đỏ, dồi tiết đen, gan bê
  • Thịt trắng, cá đã qua chế biến

Chất sắt

Theo thống kê, cứ 4 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì sẽ có một người rơi vào tình trạng thiếu sắt. Thậm chí, sự thiếu hụt này còn “khó đối phó” hơn khi trong thai kỳ vì lúc này nhu cầu của mẹ bầu tăng gấp đôi từ 16mg/ngày (trước khi mang thai) – 20mg hoặc 30mg/ngày (trong suốt tam cá nguyệt thứ ba). Thế nên, mẹ bầu cần lưu ý đến lượng sắt của mình trước và sau khi thụ thai.

Sắt rất quan trọng với mẹ bầu vì nó là thành phần chính của huyết sắc tố (hemoglobin) giúp các hồng huyết cầu vận chuyển oxy cần thiết đến các tế bào cho mẹ và bé. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của phôi thai đó mẹ. Thật ra, rất dễ để bổ sung sắt từ các thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ, dồi tiết đen, gan bê
  • Thịt trắng, cá đã qua chế biến
  • Cây họ đậu
  • Trứng

Ngoài ra, mẹ đừng quên tiêu thụ vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt nhé. Mẹ có thể chọn các loại trái cây tươi có múi để ăn tráng miệng như kiwi.

Nếu kết quả xét nghệm máu của mẹ cho thấy sự thiếu hụt sắt nghiêm trọng (hoặc nếu mẹ ăn kiêng thịt hay mang thai đôi), bác sĩ sẽ chỉ định thêm viên bổ sung sắt nên mẹ đừng lo nhé!

Vitamin D

Bổ sung vitamin D hợp lý sẽ có lợi cho sự phát triển về xương của thai nhi. Nếu thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật, trẻ bị nhuyễn xương.  Tuy nhiên, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý bổ sung vitamin D và canxi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin D bằng thực phẩm thì sẽ tốt hơn, như tăng cường hấp thu bơ sữa, các loại cá béo, sữa chua, phô mai… Mẹ bầu cũng nên thường xuyên tắm nắng (trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều) để hấp thụ nguồn vitamin D dồi dào từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin A

Trong giai đoạn từ tuần 17 đến tuần 24, thị giác và thính giác của bé bắt đầu phát triển. Lúc này, mẹ nên bổ sung vitamin A để kích thích thị giác và thính giác phát triển. Mẹ nên thêm vào thực đơn các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ, màu xanh như cà rốt, bí ngô…

I-ốt

Bên cạnh đó, I-ốt cũng là thành phần quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt I-ốt sẽ có khả năng bị sảy thai, đẻ con thiếu tháng, giảm chỉ số thông minh ở trẻ,… Để ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn, mẹ bầu nên bổ sung cá biển, rau cải thảo, muối i-ốt để đáp ứng đủ 200μg/ngày.

Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng giúp con phát triển toàn diện mà mẹ bầu cũng không tăng cân quá nhiều.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm khóa học bổ ích về dinh dưỡng cho mẹ bầu:

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn sẽ cần:

Khóa học Bí quyết massage cho mẹ bầu

Đánh giá Khóa học Thai giáo cho mẹ bầu trên Kyna

Đánh giá khóa học Yoga bầu Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên của Thu Mint

Kênh thông tin chính thức của Danhgiakhoahoc.com

Website: https://danhgiakhoahoc.com

Group: Đánh Giá Khóa Học & Mã Giảm Giá

Fanpage: Đánh Giá Khóa Học

Email: [email protected]

Bài viết liên quan

Để lại bình luận