Trước khi mang thai: Cần bổ sung Axit folic (Vitamin B9)

của Vân Anh

Axit Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày.

Trước khi mang thai: Cần bổ sung Axit folic (Vitamin B9)

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC CHUẨN BỊ MANG THAI

Axit Folic là gì?

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B.

Acid folic là một chất rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên những hồng cầu bình thường. Đồng thời ảnh hưởng đến sự tổng hợp RNA và DNA. Điều này đồng nghĩa với việc Acid folic có liên quan mật thiết đến sự phân chia và quá trình nhân đôi tế bào.

Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,…

Thực phẩm giàu Acid Folic
Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,…

Lợi ích của axit folic đối với bà bầu

Những lợi ích của việc bổ sung Acid folic với bà bầu bao gồm:

Phòng ngừa bệnh thiếu máu, dị tật thai nhi

Axit folic là loại vitamin đóng vài trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển và phân chia tế bào. Đặc biệt vitamin B9 rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hình thành các tế bào máu.

Tác dụng đầu tiên của Axit folic là giúp bổ máu, ngăn chặng sự xuất hiện của nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Đồng thời giúp phụ nữ mang thai phòng tránh được nguy cơ sinh non, nguy cơ sảy thai hoặc sinh con ra bị suy dinh dưỡng.

Thời gian trước và trong khi mang thai, nếu phụ nữ bổ sung đủ lượng Axit folic cần thiết theo đúng liều lượng, thai nhi sẽ hạn chế được đến 70% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Cụ thể như: Sinh ra thiếu một phần của não bộ, nứt đốt sống. Bên cạnh đó việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng Axit folic cần thiết cho cơ thể còn giúp trẻ em khi sinh ra không phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc nguy cơ hở hàm ếch.

Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ

Tình trạng thiếu Axit folic có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp đối với người mẹ trong thời gian mang thai. Gần đây các nghiên cứu về Axit folic đối với phụ nữ mang thai đã được thực hiện. Kết quả cho thấy việc cơ thể bổ sung đầy đủ lượng Axit folic cần thiết sẽ giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nếu sử dụng Axit folic một cách hợp lý, phụ nữ có thể giảm một phần nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư ruột kết. Tuy nhiên lợi ích giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc bổ sung lượng Axit folic cần thiết cho cơ thể cần phải được chứng minh thêm. 

Ngoài ra, Axit folic còn được sử dụng trong những trường hợp ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Chứng mất trí nhớ
  • Bệnh mất trí
  • Giảm dấu hiệu lão hóa
  • Nghe kém do tuổi tác
  • Xương yếu, loãng  xương
  • Khó ngủ
  • Chân bồn chồn
  • Trầm cảm bao gồm cả trầm cả sau sinh 
  • Đau cơ bắp
  • Đau thần kinh
  • Bệnh bạch biến
  • ADIS
  • Hội chứng Fragile-X.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ

Axit folic mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong đó có khả năng ngôn ngữ của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Axit folic có khả năng tác động đến sự phát triển trí não ở trẻ em. Năm 2011, một nghiên cứu đã được thực hiện. Khi so sánh kết quả giữa những phụ nữ có sử dụng Axit folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai và những phụ nữ manh thai không sử dụng Axit folic người ta nhận thấy rằng những mẹ bầu có sử dụng Axit folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu được nguy cơ trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sau khi sinh ra.

Mặc dù trước và trong thời gian mang thai, mẹ bầu đã bổ sung rất nhiều những dưỡng chất cần thiết khác. Thế nhưng Axit folic vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ giảm nguy cơ phát triển chậm trong kỹ năng ngôn ngữ.

Nên uống axit folic trước khi mang thai bao lâu?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống viên bổ sung axit folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác.

Khi axit folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Việc sử dụng các loại vitamin này trước và trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi cũng như làm giảm thiểu được các nguy cơ như liệt não, chậm phát triển về trí tuệ, mắc các bệnh phổi mãn tính.

Uống Acid Folic trước khi mang thai bao lâu
Nên uống Acid Folic trước khi có bầu 1 năm để giảm thiểu nguy cơ sinh non

Bổ sung axit folic như thế nào?

Bổ sung từ thực phẩm

Các nguồn rau củ quả và những thực phẩm lên men và thịt bò chính là nguồn cung cấp lượng axit folic cần thiết dành cho bà bầu. Những thực phẩm giàu axit folic bao gồm:

  • Các loại rau xanh (rau bina, bắp cải, tỏi tây, rau diếp, măng tây, đậu xanh và đậu Hà Lan ) và các loại rau khác như củ cải đường, khoai tây và cà rốt)
  • Thịt gia cầm, gan;
  • Lòng đỏ trứng;
  • Các loại đậu (đậu lăng ,đậu xanh ,ngô,..);
  • Trái cây ( cam, trái cây màu đỏ,…);
  • Pho mát tiệt trùng, pho mát xanh,…

Bổ sung Axit folic bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp việc bổ sung axit folic bằng những loại thực phẩm thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bà bầu. Do đó việc sử dụng các loại thuốc uống bổ dung axit folic là rất cần thiết

Theo khuyến cáo trước khi có thai bạn nên uống một viên thuốc bổ sung axit folic có chứa 400 microgam axit folic mỗi ngày.

Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ được khuyên sử dụng 600 microgam axit folic mỗi ngày. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chứa axit folic trước sinh cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc chứa axit folic trước sinh mà không cần đơn của bác sĩ.

Chú ý là axit folic được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày từ 400 đến 600 microgram, khi đó lượng axit folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng axit folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC CHUẨN BỊ MANG THAI

Có thể bạn sẽ cần:

Khóa học Chuẩn bị mang thai

5 loại Vitamin mẹ bầu không thể thiếu

Đánh giá khóa học Yoga bầu Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên của Thu Mint

Kênh thông tin chính thức của Danhgiakhoahoc.com

Website: https://danhgiakhoahoc.com

Group: Đánh Giá Khóa Học & Mã Giảm Giá

Fanpage: Đánh Giá Khóa Học

Email: [email protected]

Bài viết liên quan

Để lại bình luận