Những nguy hiểm từ việc ép con ăn mà cha mẹ cần biết

của Vân Anh

Mỗi trẻ có một nhu cầu về lượng ăn uống khác nhau nhưng rất nhiều mẹ vì muốn cho trẻ ăn được thật nhiều mà ép trẻ ăn. Tuy nhiên, việc ép ăn khi bé không muốn đã vô tình gây hại rất nhiều tới sức khỏe và tâm lý của bé. 

Dưới đây là những nguy hiểm từ việc ép con ăn mà cha mẹ cần biết, cùng tham khảo nhé!

Những nguy hiểm từ việc ép con ăn mà cha mẹ cần biết

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC BIẾNG ĂN LÀ DĨ VÃNG

Càng ép – Trẻ càng biếng ăn

Ép trẻ ăn những món mà bé không thích sẽ làm cho các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, trẻ dần dần ăn ít đi hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

Một nghiên cứu ở Canada trên hơn 300 gia đình có con từ 2 – 4 tuổi và khảo sát trẻ em từ 7- 9 tuổi cho thấy: những gia đình ép con ăn cho tròn bữa thì trẻ lại có nguy cơ bị biếng ăn, và rối loạn tiêu hóa.

Hội thảo công bố kết quả khảo sát về thực trạng dinh dưỡng của trẻ em Đông Nam Á cho thấy: 50% trẻ Việt Nam thiếu dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho tình trạng ép con ăn quá mức của các bà mẹ Việt hiện nay.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này

Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói, ngậm,.. để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ.

Mỗi khi ép con ăn, cha mẹ thường cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, lúc này, con cũng bị mệt mỏi, bức bối không kém. Ép con ăn món mà con không thích, sẽ gây ra cho con tâm lý sợ hãi, sợ ăn, thấy mẹ cầm bát là sợ, khóc toáng lên. Thậm chí, khi trẻ lớn lên dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Khiến trẻ không thể phân biệt đói – no

Cũng theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Các bà mẹ thường so sánh con với những đứa trẻ khác và ép con ăn.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã cảm thấy no và không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại. Việc ép con ăn cố sẽ khiến cơ thể con mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn.

Thừa cân

Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Nguyên nhân là khi trẻ bị ép ăn nhiều, dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

Tạo thói quen xấu trong ăn uống

Một điều nữa mà các bậc cha mẹ nên biết là khi trẻ bị ép ăn sẽ trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một kết quả xấu đó là: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, nhưng trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn.

Hơn nữa, trong lúc ép con ăn thường bố mẹ sẽ có chính sách trao thưởng nếu con ăn hết. Việc này ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ăn vì “phần thưởng” chứ không phải ăn vì chúng muốn ăn, hay cảm nhận được thức ăn ngon.

Các mẹ nên nhớ, mỗi trẻ có thể trạng khác nhau nên khả năng hấp thu khác nhau. Khi đói, con sẽ tự đòi ăn thế nên đừng ép con ăn các mẹ ạ!

Thử đặt mình vào vị trí của con, các mẹ sẽ thấy tội nghiệp như thế nào nếu như bị ép những thứ mà mình không muốn ăn? Chắc chắn các mẹ sẽ nhả ra luôn lập tức ý.

Hãy là những ông bố, bà mẹ thông thái!

Chúc các bé yêu hay ăn chóng lớn nhaaa!

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC BIẾNG ĂN LÀ DĨ VÃNG

Có thể bạn sẽ cần:

Đánh giá khóa học Cho con ăn đúng cách

Đánh giá khóa học Ăn dặm cho trẻ 6 – 12 tháng

Con khỏe mạnh và thông minh nhờ phương pháp giáo dục của người Nhật

Kênh thông tin chính thức của Danhgiakhoahoc.com

Website: https://danhgiakhoahoc.com

Group: Đánh Giá Khóa Học & Mã Giảm Giá

Fanpage: Đánh Giá Khóa Học

Email: [email protected]

Bài viết liên quan

Để lại bình luận