7 kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà trẻ cần biết

của Vân Anh

Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu.

Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy bố mẹ cần dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân càng sớm càng tốt.

Bài viết dưới đây của Danhgiakhoahoc.com sẽ bật mí cho bố mẹ 7 kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà trẻ cần biết, cung tham khảo nhé!

7 kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà trẻ cần biết

Giữ an toàn khi vui chơi

Trẻ con thường rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, bạn hãy dặn dò bé tránh xa những vật dụng có nguy cơ gây tổn hại đến bé như ổ điện, bếp ga, cầu thang, các dụng cụ làm bếp để bé cẩn thận hơn.

Phòng tránh xâm hại

Một số phụ huynh vẫn còn e dè trong việc giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình cũng như học cách tôn trọng cơ thể của người khác. Bạn hãy hình thành cho trẻ thói quen thay đồ trong phòng kín khi không có người để trẻ nhận thức rằng ngoại trừ ba mẹ giúp con tắm rửa hay bác sĩ, y tá thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện động chạm vào cơ thể con, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.

Xem thêmBí kíp giáo dục giới tính cho trẻ

Ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại

  • Bé cần nhớ địa chỉ và số điện thoại của nhà mình

Bạn có thể nghĩ rằng con bạn biết địa chỉ của gia đình và số điện thoại của bố mẹ vì đã có những lần chúng ghi nhớ và học thuộc lòng, nhưng nếu bé không thường xuyên đọc và viết số điện thoại và địa chỉ thì bé sẽ rất dễ quên lại. Vì thế bạn nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn.

  • Trẻ cần biết và nhớ gọi tới số điện thoại nào trong trường hợp khẩn cấp

Ngoài số điện thoại của bố mẹ, trẻ cũng nên biết một vài số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam là:
– Số 113 : Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh

– Số 114 : Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn

– Số 115 : Cấp cứu y tế

Bạn nên dạy trẻ cách gọi cho số điện thoại của công an 113 trong trường hợp khẩn cấp qua điện thoại nhà của nhà hoặc điện thoại di động của bố mẹ. Đó là việc trẻ dễ dàng học được vì chắc chắn chúng biết cách chơi game trên điện thoại di động của bạn.

Đối với máy điện thoại cố định – để bàn hoặc dùng điện thoại thẻ, điện thoại di động… trong phạm vi tỉnh, thành phố khi muốn gọi Trung tâm Cảnh sát 113 thì gọi số 113. Tr­ường hợp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố hoặc điện thoại di động đang ở vùng giáp ranh, muốn gọi cảnh sát 113 của địa ph­ương nào thì phải bấm thêm số mã vùng của địa ph­ương cần gọi.

-Đối với các máy điện thoại phụ thuộc vào tổng đài của một ngành, cơ quan, khách sạn thì phải gọi theo hư­ớng dẫn của tổng đài nơi đó.

Làm gì khi đi lạc?

Ở những nơi đông người như siêu thị, nhà sách, … trẻ thường lo vui đùa nên rất dễ bị lạc. Bạn cần dạy trẻ những kiến thức ứng xử cần thiết trong trường hợp này, ví dụ như bé nên đứng yên tại chỗ để chờ ba mẹ quay lại tìm. Ngoài ra, hãy dạy con tìm sự trợ giúp từ chú bảo vệ, công an hay người lớn đáng tin cậy gần đó. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ mang theo mảnh giấy nhỏ ghi thông tin tên tuổi, số điện thoại của ba mẹ, địa chỉ nhà đề phòng trường hợp trong lúc hoảng loạn, bé không nhớ chính xác.

Ứng xử với người lạ

Hãy dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ cũng như không được nhận bất kỳ thứ gì từ người lạ. Đặc biệt, không được mở cửa cho người lạ nếu không có ba mẹ ở nhà. Nhờ đó, bé sẽ biết đề cao cảnh giác cũng như tự bảo vệ bản thân.

Sơ cứu cơ bản

Nói với trẻ về việc sơ cứu cơ bản cho mình, dạy bé những việc cần làm trong trường hợp bị những vết cắt nhỏ hay xây xát.

Bố mẹ cần dạy cho bé phân biệt giữa các chấn thương nhẹ hoặc và những vết thương nguy hiểm. Kiến thức cơ bản của việc sơ cứu ban đầu sẽ giúp con bạn chăm sóc tốt hơn bản thân và những người khác khi bị chấn thương.

Tự vệ cơ bản

Để con có thể chắc chắn bảo vệ được mình, cha mẹ nên cho con đi học những bộ môn tự vệ như học võ. Ngoài ra, mỗi mùa hè, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian đưa con đi học bơi, để con có thể tự cứu mình khi gặp tình huống chẳng may như rơi xuống nước. Không chỉ vậy, cha mẹ cần chỉ con cách giao tiếp tự tin, đừng bao giờ thể hiện sự lo sợ trước mặt người lạ. Điều đó đề phòng trẻ bị “bất động”, run rẩy khi tiếp xúc với những kẻ lạ mặt nguy hiểm ấy.

 Cha mẹ nên dành thời gian để dạy con học những cách tự vệ và kỹ năng sinh tồn cơ bản.
Cha mẹ nên dành thời gian để dạy con học những cách tự vệ và kỹ năng sinh tồn cơ bản.

Ngoài việc trang bị những kỹ năng cần thiết trên, trẻ cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh để đủ sức xử lý những tình huống nguy hiểm. Bố mẹ cần bổ sung thêm cho con yêu Men vi sinh INFA PRO để giúp con:

  • Phát triển thể chất – Giảm tác dụng phụ của kháng sinh
  • Tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch nội sinh
  • Thổi bay táo bón, biếng ăn, kém hấp thụ

Hãy là những bố mẹ thông thái!

XEM THÊM ỨNG DỤNG DẠY BÉ TỰ BẢO VỆ

Có thể bạn sẽ cần:

Bài viết liên quan

Để lại bình luận